Sa sâm có vị ngọt, đắng cay, tính hàn, không có độc đi vào kinh phế tác dụng chủ trị thanh phế, dưỡng âm, sinh tân, ích vị Sa sâm có vị ngọt, đắng cay, tính hàn, không có độc đi vào kinh phế  tác dụng chủ trị thanh phế, dưỡng âm, sinh tân, ích vị Sa sâm có vị ngọt, đắng cay, tính hàn, không có độc đi vào kinh phế  tác dụng chủ trị thanh phế, dưỡng âm, sinh tân, ích vị Sa sâm Cây Thuốc Quý 400.000 VND Số lượng: 0 Túi

Sa sâm có vị ngọt, đắng cay, tính hàn, không có độc đi vào kinh phế tác dụng chủ trị thanh phế, dưỡng âm, sinh tân, ích vị


Chương trình khuyến mãi
- Tặng móc khóa Công ty Lê Hoàng hoặc Gói trà túi lọc Mãng Cầu xiêm
- Đối với đơn hàng trên 400k tặng hộp Trà Chùm ngây
 
tra chum ngay (33)
  • Đăng ngày 08-11-2020 10:22:28 AM - 1117 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: Sa sâm
  • Giá bán: 400.000 VND

  • Sa sâm có vị ngọt, đắng cay, tính hàn, không có độc đi vào kinh phế  tác dụng chủ trị thanh phế, dưỡng âm, sinh tân, ích vị



Sa sâm là tên gọi bắt nguồn từ nơi sinh sống của loài thực vật này. Sa có nghĩa là cát, sâm có nghĩa là nhân sâm, sa sâm nghĩa là loài nhân sâm sống trên cát.

Loài cây nay có tên khoa học là Launaea pinnatifida Cass cMicrorhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.), họ Cúc Asteraceae (Compositae).


Mô tả đặc điểm của cây sa sâm
Sa sâm là gì? Sa sâm là cây thân bò họ nhà Cúc sống lâu năm, ẩn rễ sâu trong đất. Mỗi gốc cây có từ 2 đến 3 thân, bò lan rộng ra xung quanh. Lá cây hình bầu, mép lá có răng cưa, mọc đối chụm lại ở gốc. Hoa của sa sâm có màu trắng, có lông tua tủa mọc thành chùm nhỏ, có cuống dài các chùm nhỏ lại mọc chụm lại cùng một gốc. rễ cây mềm, có màu trắng vàng, dài khoảng 15 đến 25 cm đâm sâu xuống đất. Quả của sa sâm có hình trụ, có lông sớm bị rụng.

Cây sa sâm có hai loại sa sâm nam và sa sâm bắc vì vậy khi mua bạn nên lưu ý.

Khu vực phân bố cây sa sâm
Loài cây này mọc ven bờ biển Việt Nam, phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Nam Định, quảng Ninh, …

Bộ phận sử dụng của cây sa sâm
Bộ phận sử dụng chính của cây sa sâm là phần rễ cây, phần thân rễ có màu trắng vàng, thu hái vào tháng 3 – tháng 4 và khoảng tháng 8 – tháng 9 hàng năm.

Thành phần hóa học có trong cây sa sâm
Theo các nghiên cứu cho thấy thành phần có trong sa sâm bao gồm tinh dầu, β-sitosterol, acid triterpenic, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin…

Thu hái và chế biến
Một năm người dân thu hái sa sâm 2 vụ, một vụ vào tháng 3 – tháng 4 và một vụ vào khoáng tháng 8 – tháng 9 hàng năm. Rễ sa sâm sau khi đào về được người dân rửa sạch để ráo nước sau đó ngâm với nước phèn chua tỉ lệ 2 : 5 hoặc 1:5 sau đó vớt ra để ráo nước rồi xông diêm sinh kĩ trong 1 giờ sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Tính vị
Theo đông y sa sâm có vị ngọt, đắng cay, tính hàn, không có độc đi vào kinh phế  tác dụng chủ trị thanh phế, dưỡng âm, sinh tân, ích vị.

Tác dụng của sa sâm
Sa sâm có tác dụng gì?

Sa sâm là một vị thuốc nam quý, các thành phần có trong sa sâm có tác dụng chữa trị một số bệnh như:

- Tiêu diệt vị khuẩn, nâng cao sức đề kháng cơ thể

- Tăng cường chức năng cơ tim

- Tiêu đờm

- Chữa viêm phế quản

- Trị chứng thiếu máu, da bị vàng

- Trị chứng ho lao, thổ huyết

- Trị chứng nóng sốt

- Trị viêm phổi, ho khó thở

- Trị chứng sốt dai, lâu khỏi

- …



Cây sa sâm

Đối tượng sử dụng
- Người bị ho, đau họng, viêm phế quản kèm khó thở

- Người bị nóng sốt, sốt lâu ngày

- Người bị ho lao, thổ huyết

- Người bị bệnh tim

- Người có sức đề kháng yếu

Liều dùng
Mỗi ngày mỗi bệnh nhân dùng không quá 10 – 15g thuốc sa sâm

Các bài thuốc chữa bệnh từ sa sâm
Bài thuốc 1: Trị chứng viêm phế quản mãn tính

Sa sâm lấy 20g, Ngọc trúc lấy 12g, Cam thảo lấy 4g, Tang diệp lấy 12g, Biển đậu lấy 12g, Thiên hoa lấy 12g. Các vị thuốc trên đem sắc nước uống.

Bài thuốc 2: Trị bệnh vàng da do thiếu máu

Bột nghê, sa sâm mỗi vị lấy 12g, hôi hương, nhục quế mỗi vị lấy 4 g.

Bài thuốc 3: Trị chứng ho khan, có đờm miệng khô rát

Sa sâm lấy 12g, mạch môn lấy 12g, ngọc trúc lấy 12g, thiên hoa phấn lấy 12g, tang diệp lấy 12g, cam thảo lấy 4g. Các vị thuốc trên đem sắc nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 4: Trị chứng ho lao, thổ huyết kèm nóng sốt

Sa sâm lấy 15g, tía tô lấy 10g, gừng 5 lát nướng chín, cửu lý hương sao vàng lấy 4g, chè mạn lấy 2g, chanh non 1 quả (thái nhiều miếng). Sắc uống mỗi ngay 1 thang chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 5: Chữa mất tiếng

Sa sâm dược liệu lấy 20g, hoàng kỳ lấy 4g, sinh địa lấy 20g, tri mẫu lấy 12g, huyền sâm lấy 12g, ngưu bàng tử lấy 12g, xuyên bối mẫu lấy 6g. Các vị thuốc đem rửa sạch sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 6: Chữa viêm phổi, có đờm kèm tức ngực

Sa sâm lấy 16g, sinh địa lấy 20g, ngọc trúc lấy 12g, mạch đông lấy 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống trong ngày.

Bài thuốc 7: Trị chứng sốt lâu ngày không khỏi, trị chứng miệng khô, đau rát họng

Sa sâm lấy 20g, rễ vú bò lấy 20g, hà thủ ô lấy 20g, bạch truật nam lấy 20g, rễ cà gai lấy 20g, hoài sơn lấy 12g, rễ cây lứt lấy 12g, cam thảo nam lấy 12g, trần bì lấy 8g, gừng lấy 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia đều 2 lần trong ngày. Có thể đem các vị thuốc trên sây khô nghiền bột mịn hoàn viên, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần dùng không quá 20g.

Ngâm rượu sa sâm
Sa sâm dùng để ngâm rượu kết hợp với các vị thuốc khác thành bài thuốc bồi bổ súc khỏe, tăng cường khả năng sinh lí.

Nhục dung khô 0,5 kg, ba kích tươi lấy 1 kg, dâm dương hoắc khô lấy 0,5 kg, sa sâm lấy 100g, cẩu kỉ tử lấy 100g, đương quy lấy 100g, đại táo lấy 100g, cam thảo 100g, rượu trắng ngon 7 lít. Các vị thuốc trên đem rửa sạch để ráo nước cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu ngâm trong 1 thời gian là có thể dùng được.



Vị thuốc sa sâm

Lưu ý khi sử dụng
- Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng sa sâm làm thuốc chữa bệnh.

- Tuyệt đối tuân thủ liều lượng trong quá trình sử dụng

- Tác dụng thuốc nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ thể mỗi người

- Khi sử dụng sa sâm dưới dạng khô nên chú ý tránh sử dụng vị thuốc đã bị biến chất, ẩm mốc sẽ ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân.

- Người bị bệnh ho hàn không nên dùng sa sâm

- Không dùng sa sâm kết hợp với lê lô sẽ gây tương tác đối với cơ thể người dùng.

- Một số người bệnh mắc bệnh viêm gan C khi dùng sa sâm có hiện tượng đau nhức vùng gan, bạn nên chú ý.

- Các bài thuốc trên dành tham khảo cho giới chuyên môn, khi sử nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.

  Ý kiến bạn đọc

     

 

Danh mục sản phẩm
Lọc Sản Phẩm

Điều trị Bệnh Gan

Bệnh béo phì

Bệnh Dạ dày, Đường ruột

Bệnh Gout

Bệnh Huyết áp

Bệnh mất ngủ

Bệnh Men gan, Mỡ máu

Bệnh sỏi thận

Bệnh Thận – Thận hư

Bệnh tiểu đường

Bệnh Tim mạch

Bệnh U – Bướu

Bệnh Yếu sinh lý, liệt dương

Bệnh Xương khớp

Giá (VND)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây